BALI AUTO CO., LTD

Cảnh báo áp suất lốp TPMS xe ô tô là gì? Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động

Thứ Bảy, 18/05/2024 Lưu Thế Ba

Cảnh báo áp suất lốp TPMS xe ô tô là gì? Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe ô tô TPMS được xem là một giải pháp tối ưu giúp người lái kiểm soát được áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn của lốp, đồng thời đưa ra những cảnh báo nhằm hạn chế tình trạng lốp bị mài mòn hay hao tốn nhiên liệu trong suốt quá trình xe di chuyển. 

Vậy hệ thống cảnh bảo áp suất lốp xe ô tô TPSM có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Cách giữ cho hệ thống luôn hoạt động chính xác là gì? Hãy cùng BALI AUTO theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe ô tô TPMS là một giải pháp tối ưu giúp người lái kiểm soát và khắc phục được áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn của lốp.

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe ô tô TPMS là một giải pháp tối ưu giúp người lái kiểm soát và khắc phục được áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn của lốp.

 

I. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe TPMS là gì?

 

TPMS (viết tắt của cụm từ Tire Pressure Monitoring System trong tiếng Anh) là một hệ thống điện giúp theo dõi áp suất không khí bên trong lốp xe ô tô, đồng thời đưa ra cảnh báo bằng đèn khi áp suất của lốp dưới 25% áp suất tiêu chuẩn. 

Hiện nay, hầu hết các ký hiệu cảnh báo đều có màu vàng, hình dạng tương tự như  hình móng ngựa và có kèm dấu chấm than lồng vào chính giữa. Khi áp suất 1 trong 4 bánh xe không đạt chuẩn thì ký hiệu này hiển thị trên bảng đồng hồ nhằm cảnh báo đến người dùng.

 

II. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp có vai trò như thế nào?

 

Áp suất và nhiệt độ tại lốp xe là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền cũng như độ an toàn của xe. Trong đó, vai trò của hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp là rất quan trọng trong việc báo động nhiệt độ trong lốp xe, theo dõi, kiểm tra áp suất của lốp xe hay sự rò rỉ của lốp, đồng thời hạn chế tối đa các sự cố không may xảy ra khi lưu thông trên đường. 

 

Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp giúp theo dõi, kiểm tra áp suất của lốp xe và hạn chế các sự cố không may xảy ra khi lưu thông trên đường. 

Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp giúp theo dõi, kiểm tra áp suất của lốp xe và hạn chế các sự cố không may xảy ra khi lưu thông trên đường. 

Khi lốp không đủ hơi, diện tích chạm vào mặt đường sẽ lớn hơn, làm cho lực ma sát cao hơn. Điều này làm cho lốp và nhiệt độ tăng lên. Lốp mềm quá có thể gây nguy hiểm vì có thể bị nổ bất ngờ. Hơn nữa, phần nối giữa lốp và cao su dễ bị hỏng và làm giảm thời gian sử dụng của lốp.

Ngoài ra, lốp không đủ hơi còn làm giảm độ bền của các sợi chịu lực với mặt đường. Do đó, khi xe đi qua những đoạn đường gồ ghề cũng có thể bị nổ lốp.

 

III. Cấu tạo chính của cảm biến áp suất lốp TPMS

 

Cảm biến áp suất lốp thường được cấu tạo bởi ba bộ phận chính sau:

 

1. Van cảm biến

 

Mỗi một bánh xe trên ô tô sẽ có 1 van cảm biến giống nhau gồm có các cảm biến nhiệt độ, pin, mạch điện và cảm biến áp suất.

Van cảm biến được sử dụng để giúp đo độ văng của màng và đo áp suất bên trong lốp tác động lên, sau đó truyền dẫn đến các vi mạch điện tử khuếch đại, từ đó tạo tín hiệu đưa ra các chỉ số áp suất lốp.

Hiện nay, van cảm biến thường có 2 loại chính là van gắn ngoài lốp và van gắn trong lốp.

 

2. Cục xử lý trung tâm

 

Cục xử lý trung tâm (nằm trong bo mạch của màn hình hiển thị) được xem là bộ phận quan trọng nhất của cảm biến giúp tiếp nhận và giải mã các tín hiệu điện từ van cảm biến áp suất lốp. Sau khi được giải mã, các tín hiệu sẽ được truyền thông tin tới ECU và hiển thị trên màn hình.

 

3. Màn hình chính

 

Thông thường, để hiển thị chính xác các thông số cần thiết, cảm biến áp suất lốp nguyên bản sẽ đi kèm với màn hình chạy bằng nguồn điện hoặc pin của xe. Tuy nhiên, nhằm giúp hỗ trợ giám sát áp suất lốp mọi lúc, mọi nơi và đảm bảo an toàn cho người lái, ngày nay, cảm biến áp suất lốp sẽ được tích hợp trực tiếp với màn hình của xe ô tô hoặc với điện thoại thông minh hoặc đồng hồ. 

 

Màn hình chính của cảm biến áp suất lốp TPMS.

 

IV. Phân loại chi tiết hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp

 

Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp được chia thành 2 loại dựa vào nguyên tắc động động, cụ thể như sau:

 

1. Hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp xe loại trực tiếp (dTPMS)

 

Các cảm biến áp suất nhỏ chạy bằng pin được lắp trong bánh xe và đặt trong một van cảm biến áp suất lốp, giúp đo áp suất của các bánh xe, gửi tín hiệu vô tuyến định kỳ khi xe đang lưu thông, đồng thời hiển thị các thông báo trên táp-lô hoặc đèn báo lỗi của xe. 

Hệ thống này có ưu điểm nổi bật là cho thông tin áp suất chính xác, đặc biệt một số loại cao cấp khác còn có thể đưa ra những thông báo về nhiệt độ. 

Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là có chi phí khá cao. Mặt khác, một số trường hợp các lái xe tự lắp đặt thì có thể dẫn đến tình trạng hệ thống không nhận được sóng phát ra từ cảm biến. Đồng thời, thông qua việc hiển thị ký hiệu cảnh báo màu đỏ, hệ thống sẽ đưa ra thông báo cho người dùng.

 

2. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe loại gián tiếp (iTPMS)

 

Hệ thống này sẽ dựa vào tốc độ quay của bốn bánh xe để xác định những bất thường xảy ra trong lốp xe. Hệ thống hoạt động bằng cách sử dụng bốn cảm biến tốc độ bánh xe, sau đó sẽ kiểm soát độ ổn định của xe và đọc tốc độ của mỗi bánh xe. 

Khi một bánh xe bị non, đường kính của bánh sẽ nhỏ lại. bánh xe đó sẽ quay nhanh hơn các bánh còn lại. Hệ thống TPMS loại gián tiếp sẽ giúp người dùng phát hiện ra những điểm khác biệt của lốp xe như: phát hiện và đưa ra cảnh báo nếu bánh xe có áp suất lốp thấp hoặc tình trạng bánh xe bị non hơi,.... 

Mặt khác, hệ thống iTPMS có mức giá tương đối thấp, do đó, trong một số tính huống, hệ thống này cũng có thể hoạt động kém kém chính xác.

 

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe loại gián tiếp (iTPMS) sẽ dựa vào tốc độ quay của bốn bánh xe để xác định những bất thường xảy ra trong lốp xe.

Hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe loại gián tiếp (iTPMS) sẽ dựa vào tốc độ quay của bốn bánh xe để xác định những bất thường xảy ra trong lốp xe.

 

V. Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp xe

 

1. Nguyên lý hoạt động cảm biến ap suất lốp gián tiếp

 

Thay vì sử dụng phương pháp vật lý đo áp suất, cảm biến áp suất lốp TPMS gián tiếp hoạt động dựa trên tốc độ quay của bánh xe.

Bộ cảm biến trên hệ thống ABS và ESC sẽ đo lường chỉ số chênh lệch giữa lốp xe căng hơi và vận tốc quay (sự chênh lệch này được tạo ra khi bánh xe non hơi có đường kính nhỏ hơn tiêu chuẩn). 

Phương pháp này có thể chưa thể hiện được chỉ số áp suất lốp chính xác tuyệt đối, tuy nhiên nó cũng đưa ra cảnh báo cho lái xe thời điểm cần bơm lốp.

 

2. Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất lốp trực tiếp

 

Cảm biến áp suất lốp trực tiếp sử dụng phương pháp vật lý gắn ở đầu van cảm biến để đo áp suất lốp. Bộ phận này sẽ có chức năng truyền phát tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm theo thời gian thực. Khi cần reset, cảm biến áp suất lốp chỉ cần giữ nút trong mục cài đặt của ứng dụng điện thoại hoặc trên bộ điều khiển.

 

VII. Cách kiểm tra áp suất lốp ô tô chính xác nhất

 

Dưới đây là cách kiểm tra áp suất lốp ô tô mà người lái xe có thể tham khảo:

  • Xác định chính xác vị trí mà nhà sản xuất đề nghị (vị trí này thường được dán ở cánh cửa trước bên trái hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng của xe).
  • Tháo nắp van lốp.
  • Nhấn đầu đồng hồ vào thân van để giúp đọc áp suất.
  • Sử dụng đồng hồ đo để giải phóng áp suất không khí dư thừa hoặc thực hiện bơm thêm hơi (nếu cần).
  • Thay nắp van.
  • Tiến hành lắp đặt tương tự cho các bánh còn lại.

Lưu ý: Người dùng nên kiểm tra áp suất lốp sau khi lái xe dưới 2km hoặc khi lốp nguội để tránh tình trạng không khí nở ra khi nóng lên dẫn đến làm sai lệch mức áp suất.

 

VIII. Một số điều cần lưu ý khi đèn báo TPMS phát sáng

 

Nếu thấy hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp ô tô bật sáng (nghĩa lấp suất trong lốp xe đang thấp hoặc đang có ít nhất một lốp xe gặp trục trặc), người lái cần kiểm tra tất cả các áp suất lốp bằng dụng cụ đo, đồng thời xác định nguyên nhân gây rò rỉ hơi và tiến hành bơm hơi một cách phù hợp.

Tuy nhiên, nếu không tự tìm được nguyên nhân, người điều khiển xe nên lái xe thật chậm đến những gara hay địa điểm sửa lốp sau đó nhờ các nhân viên kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Mặc khác, khi khởi động xe mà gặp phải tình trạng đèn TPMS nhấp nháy trong khoảng 60-90 giây, sau đó vẫn sáng bình thường (nghĩa là hệ thống TPMS đang hoạt động không bình thường) thì người lái nên đưa xe đến những địa chỉ uy tín để kiểm tra và khắc phục nhanh chóng tình trạng trên.

 

IX. Sẽ xảy ra chuyện gì nếu bạn bỏ qua đèn báo TPMS

 

Nếu bạn thấy đèn báo TPMS này sáng nhưng vẫn cố tình bỏ qua nó thì có thể bạn sẽ đối mặt với một vài vấn đề nghiêm trọng như kiểu bạn bị trượt lái hay nặng hơn là tai nạn giao thông. Lốp xe có áp suất lốp thấp có thể do bị xì nên khi đó áp suất sẽ giảm nhanh và khiến cho bánh xe mất độ bám đường, bạn sẽ thấy khó điều khiển xe.

 

X. Cách reset đèn báo áp suất bánh xe hiệu quả 

 

Tùy thuộc vào từng dòng xe mà người dùng có thể xóa đèn báo áp suất bằng cách tắt chìa khóa hoặc bấm nút trên đồng hồ. Tuy nhiên, một số dòng xe hiện nay thì đèn TPMS sẽ tự động tắt khi xe chạy được vài cây số hoặc trường hợp khác người lái vẫn có thể sử dụng máy chẩn đoán để reset chúng.

 

 

Người dùng có thể xóa đèn báo áp suất bằng cách tắt chìa khóa hoặc bấm nút trên đồng hồ. 

Người dùng có thể xóa đèn báo áp suất bằng cách tắt chìa khóa hoặc bấm nút trên đồng hồ. 

     

    XI. Đèn báo TPMS bật sáng trở lại

     

    Nếu như sau khi bạn bơm lốp và reset hệ thống nhưng đèn báo vẫn sáng hoặc sáng lại thì có thể cảm biến áp suất lốp bị hỏng hoặc như hệ thống tự kiểm tra của TPMS xảy ra lỗi khiến hệ thống TPMS hoạt động không ổn định.

    Đèn báo TPMS cũng có thể sáng lại khi lốp xe vừa được bơm bị xì không khí. Một lỗ xì cũng có thể khiến không khí thoát ra ngoài và điều này sẽ khiến áp suất giảm dần. Bạn cũng có thể nghe tai sát lốp để xem có tiếng xì nào không hoặc như phun nước xà phòng lên bề mặt hoa lốp, nếu như có bị bọt thì sẽ có vị trí bị xì.

    Nếu như lốp xe mới được thay thế hoặc bảo trì gần đây thì rất có thể gây lỗi là do quy trình cài đặt hệ thống TPMS không được chính xác. Mỗi bộ cảm biến áp suất lốp đều sẽ phát ra các tín hiệu riêng của nó và nếu như hệ thống TPMS bị cài đặt sai, nó cũng có thể sẽ phát hiện tín hiệu này không đúng. Có thể áp suất lốp ở bên phải đằng trước đủ nhưng nó lại nghĩ là không đủ.

    Một nguyên nhân khác có thể là do cảm biến áp suất bị hỏng khi bạn thay lốp. Cảm biến này rất nhạy cảm nếu bị rơi hay va chạm. Hoặc đôi khi các chấn động từ đường có thể làm vỏ cảm biến tuột ra khỏi van.

    Đèn báo TPMS có thể không tắt nếu pin cảm biến hết điện. Trên nhiều xe, bạn phải thay cả cảm biến khi pin yếu. Pin lithium thường chạy được 5-7 năm. Nhưng nếu bạn đi nhiều thì cảm biến sẽ hoạt động nhiều hơn và hao pin nhanh hơn. Vì vậy bạn nên thay cảm biến khi thay lốp mới.

    Nếu xe bạn dùng hệ thống TPMS gián tiếp, không cần cảm biến áp suất lốp. Đèn báo TPMS có thể sáng do biến tốc độ bánh xe bị lỗi. Điều này cũng có thể làm đèn báo ABS nháy sáng. Và nếu mô đun điều khiển hệ thống TPMS không hoạt động thì đèn báo sẽ không tắt dù bạn đã bơm lốp và khởi động lại hệ thống.

     

    XI. Cách giữ cho hệ thống cảnh báo luôn hoạt động chính xác

     

    1. Hệ thống TPMS loại trực tiếp

     

    Nếu xe bạn đang trang bị khi sử dụng hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp loại trực tiếp cho xe, người dùng cần phải lưu ý như sau: 

    • Sử dụng miếng đệm cao su mới giữa vành xe và cảm biến thường xuyên để tránh rò rỉ. 
    • Không nên vặn đai ốc van quá mạnh để tránh làm gãy thân van. 
    • Không nên sử dụng bình xịt khi lốp xe non hơi bởi vì lớp keo có thể sẽ làm dính mọi thứ xung quanh, từ đó gây ra những ảnh hưởng đến các bộ phận của các van cảm biến và khiến chúng ngừng hoạt động.
    • Không sử dụng miếng chêm bằng đồng thau, trái lại luôn dùng miếng chèn thân van mạ niken.

     

    Người dùng nên sử dụng miếng đệm cao su mới giữa vành xe và cảm biến thường xuyên để tránh rò rỉ. 

    Người dùng nên sử dụng miếng đệm cao su mới giữa vành xe và cảm biến thường xuyên để tránh rò rỉ.

     

    2. Hệ thống TPMS loại gián tiếp

     

    Người dùng cần đảm bảo cho các lốp xe có cùng kích thước cũng như gần với cùng độ sâu của gai. Đồng thời, kiểm tra và thay lốp định kỳ để tránh tình trạng các lốp xe có độ dày mỏng khác nhau gây kích hoạt hệ thống cảm biến.

     

    XII. Một số lỗi thường gặp của cảm biến áp suất lốp và cách xử lý

     

    1. Cảm biến áp suất lốp hết pin

     

    • Dấu hiệu xuất hiện: Đầu cảm biến không báo tín hiệu lên bộ điều khiển (có thể là một hoặc nhiều đầu cảm biến).
    • Nguyên nhân: Do cảm biến của xe đã sử dụng lâu ngày.
    • Hướng khắc phục: Người dùng chỉ cần tháo đầu cảm biến hết pin và thay pin đối với cảm biến áp suất ngoài.

     

    Để khắc phục tình trạng cảm biến áp suất lốp hết pin, người dùng cần tháo đầu cảm biến hết pin và thay pin đối với cảm biến áp suất ngoài.

    Để khắc phục tình trạng cảm biến áp suất lốp hết pin, người dùng cần tháo đầu cảm biến hết pin và thay pin đối với cảm biến áp suất ngoài.

     

    2. Cảm biến áp suất lốp cảnh báo đèn nhưng lốp vẫn căng

     

    • Dấu hiệu xuất hiện: Đèn cảm biến báo đèn liên tục việc một hay nhiều lốp có áp suất thấp nhưng khi kiểm tra vẫn căng trên màn hình điều khiển.
    • Nguyên nhân: Có thể là do xe đang ở vùng có nhiệt độ thấp hoặc do đầu cảm biến không hoạt động hay do cảm biến mới được tháo ra chưa thể kết nối lại được.
    • Hướng khắc phục: Để có thể nhận lại tín hiệu của tất cả các đầu cảm biến, người dùng cần khôi phục lại cài đặt bộ cảm biến.

     

    3. Áp suất lốp thực tế khác so với thông số hiển thị của cảm biến áp suất lốp

     

    • Dấu hiệu xuất hiện: Thông số không đổi hoặc tăng lên hay giảm xuống ngay cả khi lốp xe không căng.
    • Nguyên nhân: Có thể do điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng làm cho không khí trong lốp co lại hoặc giãn nở dẫn đến tình trạng cảm biến đo thiếu chính xác.
    • Hướng khắc phục: Để có được thông số chính xác nhất, người dùng nên đưa xe đến nơi có nhiệt độ phù hợp.

    Bài viết trên đây BALI AUTO đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe ô tô TPSM. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc, từ đó giúp kiểm soát và khắc phục tốt hơn tình trạng xe của mình.

    Viết bình luận của bạn

    Tin liên quan

    Thứ Năm, 11/07/2024
    -
    BALI AUTO

    VIETMAP CHƯƠNG TRÌNH “VƯỢT CHÔNG GAI SAY HI NHẬN QUÀ KHỦNG - VINFAST VF3”

    *Chọn ngay các sản phẩm VIETMAP với cơ hội lớn nhận quà tặng cực khủng trong tháng...

    Thứ Tư, 26/06/2024
    -
    BALI AUTO

    70mai Việt Nam trình làng camera hành trình A510 4G tại EMMA Việt Nam 2024

    Mới đây 70mai Việt Nam vừa ra mắt 70mai A510 4G HDR tại sự kiện EMMA Việt...

    Thứ Ba, 11/06/2024
    -
    BALI AUTO news

    Cảm biến hình ảnh Sony Starvis 2 là gì? ứng dụng vào Camera hành trình như thế nào?

    Bạn đang tìm kiếm camera hành trình tốt nhất cho tầm nhìn ban đêm 4K? Công nghệ Sony...

    0
    Gọi ngay cho chúng tôi
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gửi email cho chúng tôi
    Cửa hàng